Màn 1
Cảnh 1: Biển cuồng nộ dậy sóng
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, Hachibei, Yasuke và các thuyền viên khác.
Bối cảnh: Châu Ấn thuyền trên biển. Trên boong thuyền, các thuyền viên đang giằng co với sự sinh tử.
Overture (Khúc nhạc dạo đầu): Thể hiện sức sống mãnh liệt của hai người khi đương đầu với những cơn sóng dữ và sự khốc liệt của chuyến vượt biển.
Araki Sotaro, 22 tuổi. Câu chuyện bắt đầu từ cảnh anh cùng các thuyền viên đồng hành đang vượt biển để hướng đến Quảng Nam thì bất ngờ bị cuốn vào một cơn bão lớn. Thuyền trưởng trẻ tuổi – Sotaro hét lớn tiếng ra lệnh cho các thuyền viên bằng mọi giá nhất định phải vượt qua những cơn sóng dữ. Sau khi vượt qua được cơn bão khốc liệt, các thuyền viên đã thở phào nhẹ nhõm, bỗng nhiên sau đó họ đột nhiên phát hiện được một con thuyền gặp nạn đang trôi dạt, lênh đênh trên vùng biển tĩnh lặng. Sotaro liền ra lệnh cho các thuyền viên của mình cứu những người đang bất tỉnh trên con thuyền ấy.
Cảnh 2: Gặp gỡ
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, Yasuke, công nữ Ngọc Hoa, Khoai, Nếp, Bầu.
Bối cảnh: Bên trong buồng của thuyền Araki sen. Cảnh gặp gỡ lần đầu tiên giữa Araki Sotaro và công nữ Ngọc Hoa.
“Cuộc gặp gỡ” – Tứ ca
Người gặp nạn trên con thuyền trôi dạt là 4 đứa trẻ nhỏ, độ tuổi khoảng chừng trên dưới 10 tuổi. Sotaro đưa những chén cháo ấm nóng cho những đứa trẻ đang trong cơn hoảng sợ, anh ân cần bắt chuyện với bọn trẻ bằng vốn tiếng Đàng Trong ít ỏi của mình. Cậu bé Khoai háu ăn đang đói đến mức không còn chịu được nữa, vội vàng bưng chén cháo đang còn nóng hổi lên miệng húp lấy húp để “Aaa! Nóng quá!”. Nhờ vào cuộc trò chuyện giữa cậu bé Khoai ngờ ngệch với Sotaro hiền lành đã giúp bọn trẻ dần giải tỏa được nỗi căng thẳng, sợ hãi.
Một đứa trẻ là công nữ Ngọc Hoa đã nhớ được tên của Sotaro, cô bé đã nhờ anh dạy cho mình từ “ARIGATO (Cảm ơn)” bằng tiếng Nhật để bày tỏ lòng biết ơn. Mô tả cuộc trò chuyện thú vị và đáng yêu giữa Sotaro và những đứa trẻ.
Màn 2
Cảnh 1: Nỗi lòng của chúa
Nhân vật xuất hiện: Chúa Nguyễn, quan khám lý.
Bối cảnh: 10 năm sau kể từ màn 1.
Aria “Xung đột” – Chúa Nguyễn
Quan khám lý hỏi: “Thưa chúa, xin hỏi ngài đã đưa ra quyết định chưa?”
Chúa Nguyễn, trên cương vị một người cha đang đắn đo về việc cho phép cô con gái yêu quý của mình là công nữ Ngọc Hoa lấy thương nhân người Nhật Bản, chúa đáp: “Này, phiền quá! Ta tự biết làm thế nào, không cần ngươi phải nhắc!”. Thể hiện sự mâu thuẫn, xung đột giữa sự quyết đoán của chúa và sự đắn đo của một người cha.
Cảnh 2: Thành phố quốc tế náo nhiệt
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, người thông dịch, quân lính, những người lao động tại bến cảng, trẻ em nô đùa, thầy bói, người Hà Lan,...
Bối cảnh: 10 năm sau kể từ màn 1. Bến cảng nằm gần khu phố người Nhật tại Hội An. Sotaro đang đốc thúc, chỉ đạo bốc dỡ hàng hóa.
Sotaro trao đổi với người thông dịch về “những kinh nghiệm giao thương”. “Sứ mệnh của chúng tôi là mang những sản vật 2 đất nước như “trầm hương, thuốc nhuộm, đường” và “tiền đồng, gốm sứ, kiếm” đi đi về về, giao thương qua lại để làm giàu cho nhau...”, khi Sotaro đang nói thì một vài viên lính của chúa Nguyễn đi đến, và viên lính trưởng thỉnh cầu Sotaro: “Tôi muốn anh dạy cho tôi cách sử dụng kiếm Nhật”. Sotaro đáp: “Được thôi, trước đây tôi có hứa sẽ dạy cho anh rồi nhỉ”. Sau đó, từ trong đống hàng hóa buôn bán ngay trước mặt, Sotaro lấy ra thanh kiếm Nhật và dạy cho các viên lính về kiếm thuật cơ bản. Những người xung quanh nhiệt liệt vỗ tay hoan hô những “đường kiếm thuật” điêu luyện của Sotaro. Những tiếng hò reo, hoan hô ca ngợi dáng vẻ trai tráng và nam tính của Sotaro.
Vào lúc đó, ở phía xa xa bên ngoài phố cảng, bỗng có một tiếng hét lớn “Không xong rồi! Không xong rồi! Con voi trở nên hung hãn rồi!!!”.
Cảnh 3: Con voi hung hãn
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, thầy bói, những đứa trẻ, những người đang đi qua đi lại tại bến cảng.
Bối cảnh: Hình ảnh chiếc bóng con voi xuất hiện tại bến cảng.
Một đàn voi chiến xếp thành đoàn, đang tiến về phía trước đến gần bến cảng. Do lỗi sơ xuất của người quản tượng tập sự, nên một con voi trong đàn đã nổi cơn thịnh nộ, gây nên náo loạn cho phố cảng. Trước cảnh tượng bến cảng bị tàn phá, cùng con voi hung hãn, thầy bói và những đứa trẻ hoảng sợ, sợ hãi co rúm đến mức không hề cử động. Sotaro la lên “Nguy hiểm!” và cố gắng lao vào giúp đỡ. Tuy nhiên, chính Sotaro cũng bị con voi ấy vật ngã. Con voi lao đến tấn công Sotaro đang nằm trên đất. Lúc này, Sotaro hoàn toàn tuyệt vọng và bất lực trước tình huống ngàn cân treo sợi tóc.
Khi Sotaro sắp bị con voi giẫm bẹp dí thì trong phút chốc, bỗng nhiên có tiếng sáo cùng giai điệu du dương vang vọng lại bến cảng. Con voi lấy lại bình tĩnh giống như đang được dẫn dắt bởi thanh âm ấy. Chính công nữ Ngọc Hoa đã cứu vãn tình thế khó khăn lúc bấy giờ.
Cảnh 4: Gặp lại
Nhân vật xuất hiện: Công nữ Ngọc Hoa, Sotaro, người thông dịch, thầy bói, những đứa trẻ và những người dân đang ở trước bến cảng.
Bối cảnh: Sotaro bị con voi tấn công. Công nữ Ngọc Hoa xuất hiện.
Khi nguy nan qua đi, công nữ Ngọc Hoa lại gần đỡ thầy bói ngồi dậy. Sotaro đã bị cuốn hút, say mê bởi hình ảnh ấy.
Sotaro bày tỏ lòng cảm ơn công nữ Ngọc Hoa vì đã trấn tỉnh con voi và cứu giúp anh.
Thông qua từ “ARIGATO” mà hai người đã nhận ra cuộc gặp gỡ vào 10 năm trước. Sotaro đã đưa công nữ Ngọc Hoa về nhà trên một chiếc thuyền nhỏ. Trên đường về, cả 2 đều nhận ra đây là cuộc tái ngộ của phép màu và họ chính là định mệnh của nhau... Giữa khung cảnh được bao trùm bởi bầu trời đêm rộng lớn, tuyệt đẹp, cả hai người đã phải lòng nhau và bắt đầu yêu nhau.
Cảnh 5: Nỗi lòng của chúa 2
Nhân vật xuất hiện: Chúa, quan khám lý, công nữ Ngọc Hoa
Bối cảnh: Phủ chúa.
Trong lúc thời điểm mai mối đang đến gần, quan khám lý lại thúc giục chúa, người vẫn chưa đưa ra quyết định rằng sẽ gả con gái đến Nhật Bản hay không. Mặc dù chúa Nguyễn trên cương vị của chúa thì đã có được câu trả lời, nhưng chúa vẫn không muốn gả cô con gái yêu của mình đến một đất nước xa lạ. Trên cương vị một người cha, chúa vẫn đắn đo, không thể đưa ra được quyết định. Sau khi quyết ý, chúa đã nói rằng: “Nếu bản thân công nữ nói rằng con sẽ đi, thì chúng ta hãy cho phép công nữ đi. Ta sẽ gả công nữ đến đó.”. Dựa vào việc công nữ vẫn thường phản đối về việc mai mối, nên chúa ôm niềm hy vọng vào câu trả lời của con gái và hỏi rằng: “Công nữ, có phải là con đã sẵn sàng để lên thuyền đi đến Nhật Bản xa xôi đúng không?”. Công nữ Ngọc Hoa liền đáp: “Vâng, thưa cha. Con sẽ đi đến Nhật Bản. Bởi vì con thật sự yêu Sotaro.”. Cả chúa lẫn quan khám lý đều ngạc nhiên trước câu trả lời này. Với kiên quyết đó của công nữ cùng với những lời nói trìu mến của chính phi, cuối cùng chúa Nguyễn cũng đã ban hôn cho cả hai và quyết định gả con gái đến Nhật Bản.
Cảnh 6: Nghi thức hôn lễ
- Nhân vật xuất hiện:
- Chúa Nguyễn, chính phi, công nữ Ngọc Hoa, Khoai, Nếp, Sotaro, những người khác trong phủ, người dân, các thuyền viên,...
Bối cảnh: Hôn lễ tại đại sảnh của phủ chúa.
“Đại hợp xướng Chúc mừng” – Chúa Nguyễn và tất cả mọi người
Tại đại sảnh đường, nơi diễn ra yến tiệc, chúa tuyên bố bắt đầu nghi thức hôn lễ.
Đại hợp xướng chúc phúc vang lên tại phủ chúa. Chính phi trên cương vị là một người mẹ đã nói với con gái yêu quý của mình rằng: “Dù rằng con đi đến bất kỳ đâu đi nữa, con hãy nghe theo con tim của mình, hãy tận hưởng một cuộc sống đích thực và cuộc đời tuyệt đẹp con nhé!”, và tặng cho công nữ “chiếc gương” làm quà cưới mang về nhà chồng. Chính phi cũng cho vài người hầu cận đi cùng công nữ đến Nhật Bản để chăm sóc cho con gái.
Giữa đại hợp xướng linh đình đang tiếp diễn, sân khấu sẽ chuyển cảnh từ phủ chúa đến boong tàu Araki để hướng về Nagasaki. Trên biển từ Việt Nam đến Nagasaki, niềm hy vọng vào tương lai, số phận của hai người đến Nagasaki ngày càng dâng trào.
Màn 3
Cảnh 1: Cuộc sống hạnh phúc tại Nagasaki
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, công nữ Anio, Yasu (em bé), Khoai, Bầu, Nếp, người dân Nagasaki
Bối cảnh: Cảng Nagasaki, Nhật Bản. Thành phố náo nhiệt, có nhiều người dân tốt bụng, vui vẻ và sôi nổi.
Aria “Đàn bầu” – Công nữ Anio
Đại hợp xướng “Khúc hát ru của Nhật Bản” – Người dân Nagasaki (Công nữ Anio xuất hiện đoạn cuối)
Trong lúc Sotaro cùng công nữ Anio đi dạo quanh thị trấn, những người dân nơi đây đều thân thiện bắt chuyện với họ. Công nữ Anio, Sotaro, Yasu và những người dân thị trấn cùng nhau hát về việc giao lưu, gặp gỡ, cuộc sống tràn ngập hạnh phúc của họ.
Khi được người dân thị trấn thỉnh cầu, công nữ Anio đã hát khúc Aria Đàn bầu. Âm thanh của nỗi nhớ quê hương đã bao trùm và chạm đến tâm hồn những người dân tại thị trấn. Sau đó, Anio đã nhờ những người dân này dạy lại cho nàng bài hát ru của Nhật Bản để hát ru Yasu. Sotaro và công nữ Anio được người dân nơi đây yêu mến, sự xuất hiện của họ đã mang đến những khoảng thời gian vui vẻ cho mọi người.
Cảnh 2: Lệnh bế quan tỏa cảng
Nhân vật xuất hiện: Sotaro, Nagasaki bugyo, công nữ Anio, Yasu.
Bối cảnh: Cảng Nagasaki tại Nhật Bản thời điểm trước khi lệnh bế quan tỏa cảng được thực thi.
Aria “Lệnh bế quan tỏa cảng” – Nagasaki bugyo
Aria “Nỗi tuyệt vọng” – Sotaro
Sau khoảng thời gian hạnh phúc trước khi bế quan tỏa cảng, vào một ngày nọ Sotaro nhận được tin dữ về lệnh bế quan tỏa cảng từ viên quan bugyo. Mặc dù viên quan bugyo hiểu rõ tâm trạng của Sotaro nhưng ông không còn cách nào khác mà buộc phải truyền thông cáo tàn nhẫn đến cho anh. Và dù biết rằng không thể làm khác đi, nhưng Sotaro vẫn sững sờ, chết lặng người, trái tim anh như bị bót nghẹt trong những suy nghĩ về “nỗi nhớ biển cả”, “tình yêu đối với công nữ Anio” và “lời hứa với chúa và chính phi”. Khi công nữ Anio biết được tin này, nàng vội vã đến bên Sotaro. Hai người ôm chầm lấy nhau, an ủi nhau như thể đang tìm kiếm cảm xúc bên trong nhau. Yasu lúc này đã lớn, chạy đến bên hai người.
Màn 4
Cảnh 1: Biệt ly Sotaro
Nhân vật xuất hiện: Công nữ Anio, Sotaro.
Bối cảnh: Trong giấc mơ của công nữ Anio.
Aria “Anh ơi” – Công nữ Anio
Công nữ Anio cùng Sotaro thân mật bước đi bên nhau. Như thường lệ, công nữ Anio vui vẻ trò chuyện cùng Sotaro tìm kiếm sự thay đổi muôn hình muôn vẻ của thị trấn và phong cảnh. Và rồi cứ thế, bỗng nhiên Sotaro dần dần rời xa Anio.
Trong giấc mơ, Anio nhớ về sự ra đi của Sotaro, nỗi buồn đau của anh sau lệnh bế quan tỏa cảng và bày tỏ lòng biết ơn đối với Sotaro vì đã luôn che chở nàng từ trước đến nay, bộc bạch với Sotaro về trái tim đau đớn của nàng. Công nữ Anio vừa tâm tình vừa hát khúc “Anh ơi”. Khi tất cả nỗi lòng của Anio đã được gửi gắm đến Sotaro, anh đã xuất hiện trong giấc mơ của nàng, dịu dàng an ủi, động viên công nữ Anio khi nàng đang chìm trong nỗi đau buồn. Hình ảnh công nữ Anio được bao bọc, chở che bởi tình yêu sâu đậm của Sotaro, nhờ vào đó nàng đã mạnh mẽ, quyết tâm sống tiếp và hướng về tương lai phía trước.
Cảnh 2: Hồi ức của người mẹ/công nữ Anio
Nhân vật xuất hiện: Công nữ Anio, Yasu.
Bối cảnh: Trước mộ Sotaro. Công nữ Anio dẫn Yasu đến thăm mộ.
Song ca “Hồi ức của công nữ Anio” – Công nữ Anio và Yasu
Những ký ức vui vẻ cùng với mẹ Anio và cha Sotaro, hồi ức về quê hương của mẹ Anio tại Hội An ở Đàng Trong, những kỷ niệm với những người dân Nagasaki, hồi tưởng, nhớ về năm tháng đã qua cho đến giờ phút này, và rồi cuối cùng công nữ Anio ngã quỵ xuống để ám chỉ rằng “thời khắc đó” đã đến.
Cảnh 3: Cảnh kết/Hướng về tương lai tươi sáng
Nhân vật xuất hiện: Công nữ Anio, Yasu, Nagasaki bugyo, Khoai, Bầu, Nếp, Sotaro, chúa Nguyễn, chính phi, người dân thị trấn.
Bối cảnh: Phòng ngủ của công nữ Anio tại nhà Araki.
Song ca “ARIGATO” – Công nữ Anio và Yasu
Đại hợp xướng “Phép màu” – Tất cả các diễn viên
Công nữ Anio nằm trên giường. Yasu ở bên lặng nhìn mẹ. Những người dân thị trấn vội vã chạy đến bên công nữ Anio.
Vào giây phút cuối đời, công nữ Anio đã trao lại cho Yasu “cây trâm kỷ niệm” mà Sotaro đã tặng nàng cùng “chiếc gương” mà trước đây nàng nhận được từ chính phi. Công nữ cũng kể cho Yasu về cuộc gặp gỡ lần đầu tiên của nàng với Sotaro, cuộc tái gặp gỡ của phép màu và định mệnh của hai người được kết nối bởi từ “ARIGATO”, và rồi công nữ Anio trút hơi thở cuối cùng.
Yasu đã nói với cha mẹ, và những người dân trong thị trấn rằng: “Chúng ta hãy cùng tổ chức lễ hội để lưu truyền trên cõi đời câu chuyện về tình yêu của họ, cho đến ngày người dân hai quê hương có thể đi về, gặp gỡ lẫn nhau!”. Những lời nói của Yasu cứ thế tiếp nối với suy nghĩ của viên quan bugyo và những người dân thị trấn, cứ thế tạo thành đại hợp xướng.
Cuối cùng, Sotaro, công nữ Anio, chúa và chính phi xuất hiện, giữa sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và hư ảo, vở kịch kết thúc bằng một cái kết trọn vẹn, dưới sự lộng lẫy, lung linh của ánh đèn sân khấu và những tiếng vỗ tay của tất cả mọi ngời.
Tài liệu tham khảo
- Bảo tàng Jingu Chokokan (1958), “Kadoya kankei monjoshu (角屋関係文書集)”.
- Iwao Seiichi (1966), “Nanyo Nihonmachi no kenkyu (南洋日本町の研究)”, Nhà xuất bản Iwanami Shoten.
- Wada Masahiko (1991), “Đông Nam Á thời cận đại (近現代の東南アジア)”, Hiệp hội Xuất bản Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (日本放送出版協会).
- Hội Nhật Bản nghiên cứu về Việt Nam (1993), “Con đường tơ lụa trên biển và Việt Nam (海のシルクロードとベトナム)”, Nhà sách Hotaka Shoten.
- Fukukawa Yuichi (1997), “Báo cáo điều tra bảo tồn dãy phố Hội An, Việt Nam (ベトナム・ホイアン町並み保存調査報告書)”, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Trường Đại học nữ sinh Showa.
- Kikuchi Seiichi (1998), “Báo cáo điều tra khảo cổ học ở Hội An, Việt Nam (ベトナム・ホイアン考古学調査報告書)”, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Trường Đại học nữ sinh Showa.
- Ishii Yoneo, Sakurai Yumio (1999), “Lịch sử Đông Nam Á lục địa (1) (東南アジア史①大陸部)”, Nhà xuất bản Yamakawa.
- Sakurai Kiyohiko – Kikuchi Seiichi (2002), “Lịch sử Giao lưu Nhật Bản Việt Nam cận đại (近世日越交流史)”, Nhà xuất bản Kashiwa Shobo.
- Kikuchi Seiichi (2003), “Khảo cổ học phố Nhật Bản tại Việt Nam (ベトナム日本町の考古学)”, Nhà xuất bản Koshi Shoin.
- Tomoda Hiromichi (2003), “Hướng dẫn tham quan dãy phố Việt Nam (ベトナム町並み観光ガイド)”, Nhà xuất bản Iwanami Shoten.
- Kikuchi Seiichi – Abe Yuriko (2010), “Đường biển và khảo cổ học – Từ Bán đảo Đông Dương đến Nhật Bản (海の道と考古学―インドシナ半島から日本へ)”, Nhà xuất bản Koshi Shoin.
- Kikuchi Seiichi (2014), “Nghiên cứu về Bức họa mậu dịch Châu ấn thuyền – Shuinsen boeki ezu (朱印船貿易絵図の研究)”, Nhà xuất bản Shibunkaku.
- Bảo tàng Quốc gia Kyushu (2013),“The Great Story of Vietnam – 大ベトナム展公式カタログ ベトナム物語”.
- CHARLES B. MAYBON (Nguyễn Thừa Hỷ dịch) (2016), “Những Người Châu Âu ở Nước An Nam”, Nhà Xuất Bản Thế Giới.
- Lê Nguyễn (2017), “Xã Hội Việt Nam qua Bút Ký của Người Nước Ngoài”, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.
- Kikuchi Seiichi – Kikuchi Yuriko (2020), “Báo cáo điều tra khảo cổ học ở Hội An, Việt Nam (ベトナム・ホイアン考古学調査報告書)”, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế, Trường Đại học nữ sinh Showa.
- Tác giả Iwasaki Kyoko, Tranh vẽ Nagano Hideko. “Tên tôi là Araki Sotaro (わが名は荒木宗太郎)”, Kaiseisha.
- Shiraishi Ichiro, “Ikoku no Hata (異国の旗)”, Nhà Xuất Bản Chuokoron Shinsha.
Nguồn tư liệu lịch sử
Thư viện Nakanoshima, Osaka
Bảo tàng Quốc gia Kyushu
Đền Kumata (Thành phố Osaka)
Lưu trữ Quốc gia Nhật Bản, Thư viện Lưu trữ Điện tử
Bảo tàng Thành phố Sakai
Chùa Jomyo-ji (Thành phố Nagoya)
Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Nagasaki
Bảo tàng Khoa học Hàng hải