Viet Nam - Japan (1973 - 2023)
Bạn có biết về câu chuyện tình yêu giữa nàng công nữ Việt Nam và chàng thương nhân Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17 không? Bạn có biết về câu chuyện tình yêu giữa nàng công nữ Việt Nam và chàng thương nhân Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17 không?

Vở Opera kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản Công Nữ Anio Tình yêu giữa công nữ Ngọc Hoa và Araki Sotaro được Châu Ấn thuyền se duyên Vở Opera kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản Công Nữ Anio Tình yêu giữa công nữ Ngọc Hoa và Araki Sotaro được Châu Ấn thuyền se duyên

Tải Thông cáo báo chí Pamphlet

Tải các dữ liệu

Về Dự án Opera
“Công nữ Anio”

Câu chuyện tình yêu giữa nàng công nữ Việt Nam
và chàng thương nhân Nhật Bản được lưu truyền ở hai quốc gia

Lễ hội Nagasaki Kunchi (Châu Ấn thuyền).
Lễ hội Nagasaki Kunchi (Châu Ấn thuyền).

Araki Sotaro là một thương nhân Châu Ấn thuyền từ thời đại Azuchi Momoyama đến thời Edo, anh đã đi từ Nagasaki đến Đàng Trong (nay là miền Trung Việt Nam). Nhận được sự tin tưởng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Sotaro được chúa đồng ý gả công nữ Ngọc Hoa về làm vợ. Châu Ấn thuyền là loại thuyền thương mại của Nhật Bản được các chính khách đương thời cấp giấy phép thông hành (Châu Ấn trạng) cho phép tàu thuyền ra ngoại quốc, chủ yếu sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17. Sotaro đã đón công nữ Ngọc Hoa đến Nagasaki làm vợ. Công nữ được người dân tại Nagasaki yêu mến gọi với cái tên “Anio san”, nàng sinh sống suốt quãng đời còn lại tại Nagasaki. Ngày nay, lễ rước kiệu đón công nữ Anio vẫn tiếp tục được tái hiện trong phân cảnh “Châu Ấn thuyền” được tổ chức 7 năm một lần tại lễ hội “Nagasaki Kunchi” ở Nagasaki.

Vở opera lấy mô típ từ câu chuyện có thật trong lịch sử giao lưu và hữu nghị giữa Việt Nam – Nhật Bản có từ thời xa xưa, mô tả mối quan hệ kính trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia đã có từ thời đại này. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, vở opera này sẽ được truyền bá ra thế giới với mục đích lưu truyền câu chuyện đến thế hệ mai sau như một minh chứng cho mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Câu chuyện

Biển cuồng nộ dậy sóng, thế giới đang trong “Thời đại Khám phá” vào đầu thế kỷ 17. Nàng công nữ Ngọc Hoa của xứ Đàng Trong và chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro đã gặp nhau trên con thuyền lênh đênh trên biển nối liền hai quốc gia.

Vào 10 năm sau, được định mệnh dẫn lối, họ đã gặp lại nhau một lần nữa. Và rồi, không biết tự lúc nào, cả hai đã phải lòng nhau, họ yêu nhau và nguyện ý kết duyên vợ chồng. Chúa Nguyễn dù ra sức phản đối việc phải gả con gái đến một đất nước xa lạ, nhưng trước sự quyết ý một lòng không thay đổi và tình yêu sâu đậm của cả hai đã khiến chúa lay động. Cuối cùng, chúa cũng đã ban hôn cho hai người và tiễn họ đến Nagasaki, Nhật Bản.

“Anh ơi!” – Công nữ Ngọc Hoa ngây ngô hồn nhiên, vui vẻ gọi Sotaro bằng tiếng Đàng Trong ngay trên phố của Nagasaki. Người dân Nagasaki đã bắt gặp hình ảnh như thế của công nữ, và không biết từ lúc nào họ đã gọi nàng với cái tên thân mật là “Anio san”. Cả hai người được người dân ở thị trấn yêu mến, họ sinh được một cô con gái và trải qua cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Thế nhưng, “cơn sóng của thời đại” bất ngờ ập đến khiến cả hai không thể nào kháng cự lại được. Họ đã nhận được lệnh thông báo bế quan tỏa cảng từ viên quan bugyo của Nagasaki. Và rồi vận mệnh của hai người sẽ ra sao...?

Hai người yêu nhau dựa trên sự bình đẳng, vượt qua cả sự khác biệt quốc gia và giai cấp. Câu chuyện tình yêu kết nối giữa Việt Nam và Nhật Bản có từ thời xa xưa, nay sẽ được tái hiện lại thông qua opera.

Opera là gì?

Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội

Kiểm duyệt: Oyama Daisuke
(Ca sĩ Opera/Đạo diễn/Tác giả kịch bản)

Opera là một loại hình kịch sân khấu có trọng tâm truyền đạt thông qua ca hát. Loại hình nghệ thuật này bắt nguồn từ Ý vào cuối thế kỷ 16, và lan truyền khắp châu Âu. Trong tiếng Nhật, Opera được gọi là “Kagegi”.

Có lẽ sẽ có người thắc mắc về: “Sự khác nhau giữa Opera và Musical là gì?”. Tuy nhiên, trên thực tế loại hình sân khấu musical được bắt nguồn từ loại hình sân khấu opera. Ban đầu opera là một loại hình thưởng thức nghệ thuật của tầng lớp quý tộc, sau đó nó đã được lan truyền đến dân chúng, trong quá trình đó, lời thoại được thêm vào, cảnh vũ điệu cũng được tăng lên, nội dung được điều chỉnh nhẹ nhàng hơn, trở thành Operetta “Opera có quy mô nhỏ”. Khi được truyền bá đến Mỹ, loại hình này đã phát triển thành Musical, bao gồm cả những yếu tố của một show diễn. Nếu chúng ta gọi các loại hình nghệ thuật này theo mối quan hệ cha, con và cháu thì sẽ dễ nhớ hơn.

Từ thời đại chưa có thiết bị âm thanh khuếch đại (micro, loa, v.v...), các ca sĩ opera đã phát triển cơ thể họ trở thành một loại nhạc cụ, nâng cao khả năng biểu cảm bằng kỹ thuật hát và giọng hát của riêng mình. Bên cạnh đó, nghệ thuật sân khấu cùng với các loại hình nghệ thuật khác nhau cũng ngày càng phát triển, từ đó giúp tô điểm cho các kỹ thuật và tính chất âm nhạc, tính văn học, tính tinh thần và tính diễn xuất của bản nhạc được trình diễn bởi dàn nhạc. Do đó, trong vở opera, ngoài giọng hát của ca sĩ là yếu tố hàng đầu, tiếp đến là diễn xuất, thì việc thưởng thức và đánh giá cả những chi tiết nhỏ như trang phục, cảnh trí sân khấu,...cũng là điều vô cùng cần thiết.

Điểm hấp dẫn trong opera chính là, opera là chương trình giải trí trực tiếp, nơi khán giả có thể cảm nhận được âm thanh sống động tại chỗ. Nói cách khác, opera chính là “Nghệ thuật chỉ có duy nhất một lần”, khán giả chỉ có thể bắt gặp ngay tại thời điểm và địa điểm đó. Do đó, hãy thưởng thức trọn vẹn sân khấu opera, nơi những suy nghĩ, cảm xúc của từng người tham gia vào buổi biểu diễn như các ca sĩ, nhạc trưởng, dàn nhạc, dàn hợp xướng, đạo diễn, đội ngũ sản xuất đã được biến hóa thành hiện thực.